Báo chí
[GIÁO DỤC & THỜI ĐẠI] Xây dựng trường tiểu học an toàn, hạnh phúc
LINK BÁO: TẠI ĐÂY
Tham dự Hội thảo tập huấn có ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT; đại diện lãnh đạo 5 Sở GD&ĐT Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng; đại diện nhà tài trợ và hơn 400 cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học tại 5 tỉnh Tây Nguyên.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, "Trường học hạnh phúc" là dự án mong muốn tìm kiếm sự đổi mới thực tế, hiệu quả, bền vững và tích cực trong ngành giáo dục.
"Hội thảo lần này, chúng ta bàn luận thêm về các từ khóa “Quản trị trường học” và “An toàn”. Với ý nghĩa đó, chương trình tập trung trao đổi về một số nội dung: Vì sao và làm thế nào để xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc? Xây dựng và quản trị trường học hạnh phúc – Bắt đầu từ đâu?", ông Tuấn Anh nêu.
Các bước để xây dựng trường học hạnh phúc
Chia sẻ với các học viên, Nhà giáo, TS Nguyễn Văn Hòa - cố vấn dự án Trường học hạnh phúc cho rằng: “Trường học hạnh phúc là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên đều cảm thấy an toàn, yêu thương, tôn trọng, được hiểu và được có giá trị”.
Từ đó, TS Hòa chỉ ra 5 bước xây dựng trường học hạnh phúc: Nhận ra, xác định sứ mệnh, mục tiêu và phương châm giáo dục học sinh.
Nhận ra và lựa chọn con đường giáo dục mình theo đuổi - con đường xây dựng trường học hạnh phúc.
Thấu hiểu bản thân, điều chỉnh và thay đổi bản thân, các nhà quản lý/lãnh đạo trường học và các giáo viên, nhân viên nhà trường.
Xác định và trang bị các nhóm năng lực, kỹ năng, bí kíp cần có ở giáo viên, cán bộ, nhân viên để xây dựng trường học hạnh phúc để hiện thực hóa mục tiêu, sứ mệnh giáo dục đã chọn.
Đánh giá, lượng giá và cập nhật quá trình, cách làm, đồng thời thúc đẩy, điều chỉnh kịp thời/khi cần thiết.
Theo kinh nghiệm từ TS Hòa, xây dựng trường học hạnh phúc không nhất thiết phải ở vùng thuận lợi với đầy đủ cơ sở vật chất, học sinh có điều kiện sống tốt. Trường học hạnh phúc có thể xây dựng ở bất kỳ đâu.
"Phải tập trung làm sao cho mỗi học trò, bất kể thế nào phải được vui vẻ mỗi ngày đến trường, phải tiến bộ, phải thấy mình được tôn trọng, được chăm lo. Phải tạo bầu không khí nồng ấm trong nhà trường. Phải làm cho học trò đến trường cảm nhận được sự an toàn, được thương yêu che chở, hạnh phúc", TS Hòa nêu.
Bắt đầu từ đâu?
PGS.TS Trần Thị Lệ Thu - chuyên gia tư vấn tâm lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ, hiện nay nhiều người hiểu sai về trường học hạnh phúc, như: Hạnh phúc có nghĩa là vui chơi thoải mái, không căng thẳng, không thi đua, không cần nỗ lực học tập và lao động. Là gì đó hoàn hảo, giàu có, đầy đủ, trọn vẹn...
Đồng thời chỉ ra những sai lầm trong quản lý bản thân, quản lý cảm xúc tức giận như lơ là, không ý thức là mình đang có cơn giận, đang có cảm xúc tiêu cực, để cơn giận, các cảm xúc âm tính bành trướng, thống trị ta, điều khiển ta hoàn toàn.
Biết mình có cơn giận, có cảm xúc âm tính nhưng mình lại nhập cuộc, dễ dàng buông tay, đi, nhìn, nói, hành động… đều thể hiện và mang theo cơn giận, mang theo các cảm xúc âm tính...
Trường học hạnh phúc phải bắt đầu từ quản trị bản thân (thích ứng và thay đổi bản thân), gồm 4 yếu tố: Hiểu mình để chuyển hoá cảm xúc tức giận, cảm xúc âm tính. Hiểu mình để chăm sóc bản thân. Hiểu mình để kiên trì học hỏi, phát triển (GTS-KNS, SEL,…) và Hiểu mình để hồi phục/kiên cường và bền bỉ.
Từ đó, PGS.TS Lệ Thu và cộng sự đúc rút thành khái niệm: "Trường học hạnh phúc là nơi có các mối quan hệ con người tích cực, có phương pháp dạy và học phù hợp, có môi trường học tập an toàn, thân thiện, thúc đẩy sự sáng tạo”.
Tại hội thảo, các báo cáo viên, học viên thoải mái chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc và những bài học thực tiễn trong quá trình dạy học, những tình huống ứng xử với học sinh, với chính mình...
Thông qua phần tương tác, hầu hết học viên đều thấy được cần phải thay đổi bản thân, thay đổi để bước vào hành trình xây dựng trường học hạnh phúc với phương châm "Thầy cô hạnh phúc thì học sinh hạnh phúc".
Thứ hai, 16/10/2024
VTC1 | Kiến tạo “Trường học hạnh phúc”: Mục tiêu phát triển toàn diện giáo dục
Nhà trường xin chân thành cảm ơn đài truyền hình VTC1 đã đưa tin. Mời quý Phụ huynh và các con học sinh cùng đón xem!
Thứ hai, 22/04/2024
[TRÀ VINH ONLINE] Hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi”
Sáng ngày 23/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Trà Vinh tổ chức khai mạc hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi”. Hội thảo tổ chức trực tiếp tại giảng đường D5 (Trường Đại học Trà Vinh) kết hợp trực tuyến với 430 điểm trường trong tỉnh.
Thứ hai, 22/04/2024
[TUỔI TRẺ THỦ ĐÔ] Sứ giả của “Trường học hạnh phúc" đến với cực Nam của Tổ quốc
TTTĐ - Ngày 23/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi”. Hội thảo tổ chức trực tiếp tại giảng đường D5, trường Đại học Trà Vinh kết hợp trực tuyến với 430 điểm trường trong tỉnh, thu hút gần 10.500 giáo viên các điểm cầu tham gia.
Thứ hai, 22/04/2024
[TUỔI TRẺ THỦ ĐÔ] Trường học hạnh phúc - học sinh phát triển bản thân, làm chủ tương lai
TTTĐ - Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội) - Trường học hạnh phúc - có bề dày truyền thống xây dựng và phát triển hơn 30 năm qua.
Thứ hai, 22/04/2024
[VTCNEWS] Nữ sinh lớp 6 'trình làng' bộ thiết kế thời trang tái chế từ quần áo cũ
Cô học trò Dương Tuệ Mẫn, học sinh lớp 6 trường THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ về bộ thiết kế thời trang "Gió bấc".
Thứ hai, 17/05/2022
[VNEXPRESS] Đổi mới dạy và học Sử như thế nào
Trải qua hai giai đoạn trước và sau khi đổi mới cách dạy và học Lịch sử ở trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội), cô Trương Thu, Tổ trưởng tổ Lịch sử, thấy rõ tầm quan trọng của việc cải tổ cách dạy và thi Lịch sử.
Thứ hai, 22/12/2021
[VNExpress] Mệt mỏi do học online, thầy - trò mong được hỗ trợ tâm lý
Khảo sát cho thấy học sinh tiểu học và trung học cơ sở gặp nhiều vấn đề về học tập, thể chất; còn giáo viên luôn "căng thẳng, quá tải" khi dạy online.
Thứ hai, 20/12/2021
[DÂN TRÍ] VÌ SAO HỌC SINH KHÔNG HÀO HỨNG QUAY TRỞ LẠI TRƯỜNG ĐỂ HỌC TRỰC TIẾP
Trong thời điểm dịch bệnh gây ra nhiều khó khăn nhất, học sinh không thể đến trường trong thời gian dài, xã hội càng thấy rõ hơn vai trò không gì thay thế được, cùng những giá trị lớn lao của nhà trường, đặc biệt là giá trị của những ngôi trường hạnh phúc, nơi học sinh đến trường không chỉ để học mà còn để trải nghiệm, để sống, để thích ứng, để hoàn thiện và khám phá những tiềm năng vô hạn của bản thân.
Thứ hai, 07/08/2021
[Giaoducc.net] Ở tiểu học các con đều giỏi, sao lên lớp 6 lại lúng túng, nhút nhát?
Học sinh lớp 6 bỗng trở nên nhút nhát, lúng túng, đó là tâm lý chung của các em đang lớn nhất tại trường tiểu học, nay lại trở thành nhỏ nhất ở trường Trung học.
Thứ hai, 25/07/2021
[Giaoducc.net] Chỉ có yêu thương mới thuyết phục được học trò
Lớp học hạnh phúc là nơi cả cô và trò đều muốn tới mỗi ngày, nơi rộn vang tiếng cười, có niềm vui, có tình yêu thương.
Thứ hai, 22/06/2021
[TIENPHONG.VN] NAM SINH LỚP 9 CHƠI 'AI LÀ TRIỆU PHÚ' LẤY TIỀN MUA GẠO GIÚP CÔNG NHÂN VÙNG DỊCH
Ngày 18/6, Nguyễn Như Khôi, học sinh lớp 9D1, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy (Hà Nội), sau khi tham gia chương trình "Ai là triệu phú", đã dành toàn bộ tiền mua 1 tấn gạo và nhu yếu phẩm cho nhân dân vùng dịch tỉnh Bắc Ninh.
Thứ hai, 22/06/2021
[LAODONG.VN] GIÁO VIÊN CHIA SẺ KINH NGHIỆM ÔN THI TIẾNG ANH KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT
Thầy Lê Thanh Quý - Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học tiếng Anh của ĐH Southern New Hampshire của Mỹ, Giáo viên, tổ trưởng tổ bộ môn Tiếng Anh trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm ôn thi Tiếng Anh cho các sĩ tử sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021-2022.
Copyright © 2018 Bản quyền thuộc về NGUYỄN BỈNH KHIÊM - CẦU GIẤY | Thiết kế và phát triển bởi P.A Việt Nam
Đang Online: 15 | Tổng lượt online : 23,014,502