Báo chí
[LAO ĐỘNG] PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG: DẠY GIÁ TRỊ SỐNG ĐỂ QUẢN LÝ CẢM XÚC
Theo TS Nguyễn Văn Hoà, bạo lực học đường đang là vấn đề nổi cộm thường ngày của nhà trường. Bạo lực học đường không thể hết ngay được.
Thầy cô phải kiểm soát được cảm xúc và hành vi
Trao đổi tại Hội nghị “Bảo đảm an ninh, an toàn trường học phòng, chống bạo lực học đường” do Bộ GDĐT tổ chức sáng 16.4, TS Nguyễn Văn Hoà – Chủ tịch HĐQT Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho rằng, xã hội thường nhìn nhận, đánh giá bạo lực học đường ở góc độ đạo đức, kỷ luật của học sinh là do áp lực trên vai giáo viên.
TS Hoà cho rằng bạo lực học đường là những vấn đề thường ngày của nhà trường. “Chúng ta đang dạy trẻ con, mà đã dạy trẻ con thì sẽ có nhiều chuyện xảy ra. Vì thế, bạo lực sẽ sống cùng hằng ngày với nhà trường mà không phải muốn chấm dứt là chấm dứt ngay được. Điều quan trọng là cách nhìn nhận và đánh giá của xã hội cũng như giải pháp cho vấn đề”, ông Hoà chia sẻ.
Theo vị Chủ tịch HĐQT Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong nguyên nhân để xảy ra bạo lực học đường, cần chú trọng đến vấn đề tâm lý học lứa tuổi, khoa học tâm lý giáo dục và vấn đề xây dựng văn hoá trường học.
![](/datafiles/img_data/images/Ts-Nguyen-Van-Hoa.jpg)
Với hơn 20 năm kinh nghiệm làm hiệu trưởng, TS Hoà cho biết trước đây, hằng ngày, ông từng rất mệt mỏi khi phải xử lý rất nhiều vụ việc giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên với phụ huynh. Khoảng 8 năm trở lại đây, nhà trường đã áp dụng phương pháp giáo dục giá trị sống và thực hành kĩ năng sống.
Ông đã hướng giáo viên biết cách tự xử lý các vấn đề của học sinh mình, biết cách hoá giải vấn đề về bạo lực ngay trong mầm mống. Các tiết sinh hoạt vốn khô cứng được xây dựng mở hơn theo hướng thầy cô được chia sẻ, học sinh nói về học sinh, học sinh nói về mình để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Từ đó, các thầy cô biết quản lý cảm xúc, chuyển hoá cảm xúc thành kĩ năng sống, áp lực thành động lực, tự hoá giải các tình huống gay cấn trong lớp học, biến những vấn đề căng thẳng về tâm lý hằng ngày trở thành những chuyện đơn giản.
Học sinh được học môn giá trị sống 1 tiết/ngày để sống thân thiện, yêu thương hơn, có văn hoá. Trường học từ đó trở nên an toàn, hạnh phúc hơn.
Câu chuyện không của riêng ai
Ở góc độ nhà trường, GS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng nhiều vụ việc bạo lực xảy ra trong phạm vi nhà trường nhưng các thầy cô còn lúng túng, sợ trách nhiệm trong xử lý. Nhà trường cần phối hợp với phụ huynh, cơ quan bảo vệ pháp luật chủ động giải quyết vấn đề.
GS Minh cũng đề xuất các trường nên có lớp tư vấn cho phụ huynh, vì có lỗ hổng trong đào tạo trẻ khi cha mẹ thường phó mặc cho nhà trường hoặc thể hiện sự chưa mẫu mực.
Đồng quan điểm với GS Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Văn Quý cũng đề xuất thêm việc các cơ quan chức năng cần quản lý, gỡ bỏ những video bạo lực, ảnh hưởng đến tâm, sinh, lí học sinh trên mạng.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn chỉ rõ: “Toàn ngành phải chủ động tích cực và nhấn mạnh đến các hoạt động phòng, chứ không phải chống. Lấy giáo dục làm gốc, nêu gương là quan trọng, không thể lấy răn đe, phạt làm biện pháp chính”.
![](/datafiles/img_data/images/33(1).jpg)
Bộ trưởng cũng khẳng định phòng, chống bạo lực học đường không phải chỉ là trách nhiệm của cơ quan lãnh đạo, bộ ngành liên quan, địa phương, ban giám hiệu..., mà đây còn là trách nhiệm của từng thầy cô, cán bộ, viên chức, người lao động, học sinh trong nhà trường, phụ huynh, và sự chung tay của toàn xã hội.
“Xem nhẹ bất cứ một khâu nào trong nguyên lý nhà trường – gia đình – xã hội thì hiệu quả công tác phòng chống bạo lực học đường sẽ không cao”, Bộ trưởng nói.
Thứ tư, 16/10/2024
VTC1 | Kiến tạo “Trường học hạnh phúc”: Mục tiêu phát triển toàn diện giáo dục
Nhà trường xin chân thành cảm ơn đài truyền hình VTC1 đã đưa tin. Mời quý Phụ huynh và các con học sinh cùng đón xem!
Thứ tư, 12/08/2024
[GIÁO DỤC & THỜI ĐẠI] Xây dựng trường tiểu học an toàn, hạnh phúc
GD&TĐ - Ngày 9/8, tại Đắk Lắk, Cục Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) tổ chức tập huấn quản trị nhà trường xây dựng trường tiểu học an toàn, hạnh phúc.
Thứ tư, 22/04/2024
[TRÀ VINH ONLINE] Hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi”
Sáng ngày 23/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Trà Vinh tổ chức khai mạc hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi”. Hội thảo tổ chức trực tiếp tại giảng đường D5 (Trường Đại học Trà Vinh) kết hợp trực tuyến với 430 điểm trường trong tỉnh.
Thứ tư, 22/04/2024
[TUỔI TRẺ THỦ ĐÔ] Sứ giả của “Trường học hạnh phúc" đến với cực Nam của Tổ quốc
TTTĐ - Ngày 23/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi”. Hội thảo tổ chức trực tiếp tại giảng đường D5, trường Đại học Trà Vinh kết hợp trực tuyến với 430 điểm trường trong tỉnh, thu hút gần 10.500 giáo viên các điểm cầu tham gia.
Thứ tư, 22/04/2024
[TUỔI TRẺ THỦ ĐÔ] Trường học hạnh phúc - học sinh phát triển bản thân, làm chủ tương lai
TTTĐ - Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội) - Trường học hạnh phúc - có bề dày truyền thống xây dựng và phát triển hơn 30 năm qua.
Thứ tư, 22/04/2024
[VTCNEWS] Nữ sinh lớp 6 'trình làng' bộ thiết kế thời trang tái chế từ quần áo cũ
Cô học trò Dương Tuệ Mẫn, học sinh lớp 6 trường THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ về bộ thiết kế thời trang "Gió bấc".
Thứ tư, 17/05/2022
[VNEXPRESS] Đổi mới dạy và học Sử như thế nào
Trải qua hai giai đoạn trước và sau khi đổi mới cách dạy và học Lịch sử ở trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội), cô Trương Thu, Tổ trưởng tổ Lịch sử, thấy rõ tầm quan trọng của việc cải tổ cách dạy và thi Lịch sử.
Thứ tư, 22/12/2021
[VNExpress] Mệt mỏi do học online, thầy - trò mong được hỗ trợ tâm lý
Khảo sát cho thấy học sinh tiểu học và trung học cơ sở gặp nhiều vấn đề về học tập, thể chất; còn giáo viên luôn "căng thẳng, quá tải" khi dạy online.
Thứ tư, 20/12/2021
[DÂN TRÍ] VÌ SAO HỌC SINH KHÔNG HÀO HỨNG QUAY TRỞ LẠI TRƯỜNG ĐỂ HỌC TRỰC TIẾP
Trong thời điểm dịch bệnh gây ra nhiều khó khăn nhất, học sinh không thể đến trường trong thời gian dài, xã hội càng thấy rõ hơn vai trò không gì thay thế được, cùng những giá trị lớn lao của nhà trường, đặc biệt là giá trị của những ngôi trường hạnh phúc, nơi học sinh đến trường không chỉ để học mà còn để trải nghiệm, để sống, để thích ứng, để hoàn thiện và khám phá những tiềm năng vô hạn của bản thân.
Thứ tư, 07/08/2021
[Giaoducc.net] Ở tiểu học các con đều giỏi, sao lên lớp 6 lại lúng túng, nhút nhát?
Học sinh lớp 6 bỗng trở nên nhút nhát, lúng túng, đó là tâm lý chung của các em đang lớn nhất tại trường tiểu học, nay lại trở thành nhỏ nhất ở trường Trung học.
Thứ tư, 25/07/2021
[Giaoducc.net] Chỉ có yêu thương mới thuyết phục được học trò
Lớp học hạnh phúc là nơi cả cô và trò đều muốn tới mỗi ngày, nơi rộn vang tiếng cười, có niềm vui, có tình yêu thương.
Thứ tư, 22/06/2021
[TIENPHONG.VN] NAM SINH LỚP 9 CHƠI 'AI LÀ TRIỆU PHÚ' LẤY TIỀN MUA GẠO GIÚP CÔNG NHÂN VÙNG DỊCH
Ngày 18/6, Nguyễn Như Khôi, học sinh lớp 9D1, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy (Hà Nội), sau khi tham gia chương trình "Ai là triệu phú", đã dành toàn bộ tiền mua 1 tấn gạo và nhu yếu phẩm cho nhân dân vùng dịch tỉnh Bắc Ninh.
Copyright © 2018 Bản quyền thuộc về NGUYỄN BỈNH KHIÊM - CẦU GIẤY | Thiết kế và phát triển bởi P.A Việt Nam
Đang Online: 12 | Tổng lượt online : 23,332,555