Báo chí
[PHÁP LUẬT] 19.980 NGƯỜI THAM GIA HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN BÀN GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ đề nghị lãnh đạo 63 Sở GD&ĐT trên cả nước thực hiện nghiêm túc chủ trương của ngành là nếu giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo thì trước hết không đứng lớp, “không đẩy sang lớp nọ lớp kia”. Sau đó, căn cứ vào mức độ vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
.jpg)
Sáng nay (17/4), Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đảm bảo an toàn trường học về phòng, chống bạo lực học đường. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Hội nghị có sự tham dự của 19.980 người tại 63 điểm cầu ở các Sở GD&ĐT trên cả nước, và 603 điểm cầu cấp huyện. “Chưa bao giờ có một hội nghị có số lượng người tham gia đông như vậy” - Bộ trưởng thông tin thêm.
Hội nghị được tiến hành nhằm tập trung trao đổi, thảo luận, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực thi các quy định về xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, an toàn, phòng, chống bạo lực học đường; thống nhất các biện pháp, giải pháp và trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ; hướng tới thực hiện căn cơ, bài bản các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường.
"Phòng" là chính
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&DT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian qua, chúng ta đã có nhiều văn bản quy định của pháp luật về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Riêng Bộ GD&ĐT đã có khoảng trên dưới 10 thông tư liên quan; Bộ trưởng cũng có những văn bản cá biệt, chỉ thị về nội dung này mà gần đây nhất là Chỉ thị trong toàn ngành về phòng, chống bạo lực học đường.
Tuy nhiên, tình trạng bạo lực học đường thời gian qua vẫn có xu hướng lan rộng, đặt ra yêu cầu tiên phong, chủ động phòng, chống đối với ngành giáo dục; trong đó, lấy “phòng” làm chính.
“Phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của không chỉ các bộ ngành, địa phương, các sở, ban, ngành, ban giám hiệu nhà trường… mà là trách nhiệm của từng thầy cô giáo, từng cán bộ, viên chức, người lao động và học sinh trong nhà trường. Các bên liên quan như phụ huynh… cũng cần chung tay thực hiện. Chúng ta mà xem nhẹ khâu nào trong nguyên lý nhà trường - gia đình và xã hội thì công tác phòng, chống bạo lực học đường sẽ đạt kết quả không cao”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói thêm.
.jpg)
các em đang tuổi lớn thì chưa phải là biện pháp gốc mà biện pháp giáo dục, nêu gương là rất quan trọng"
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, để phòng, chống bạo lực học đường, vai trò của nhà trường, nhất là thầy cô giáo chủ nhiệm, thầy cô giáo phụ trách đoàn, hội, đội; trách nhiệm của lãnh đạo các cơ sở giáo dục cần phải được nâng cao.
Cùng với đó, Công đoàn Giáo dục cũng phải vào cuộc sâu. “Vai trò của đội ngũ nhà giáo với khoảng 1,5 triệu người là rất quan trọng, có thể nói là quyết định thành công trong phòng, chống bạo lực học đường”, Bộ trưởng nói.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, vai trò các trường sư phạm cũng rất quan trọng. Các trường phải chú trọng ngay từ khâu đào tạo giáo viên. “Khi tuyển các thầy cô vào cũng phải có năng khiếu sư phạm, yêu nghề mến trẻ; chương trình đào tạo cho giáo viên cũng phải thay đổi để từng thầy cô phải coi đây là một trong những nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục. Các thầy cô phải trở thành nhà giáo dục, không phải “thợ dạy””, Bộ trưởng nói.
Các trường sư phạm cũng cần phải trách nhiệm với các cựu sinh viên của mình, sản phẩm của mình đào tạo ra, phải có các chương trình bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật nâng cao các kỹ năng, kinh nghiệm cho các thầy cô giáo trong lĩnh vực này.
“Ta lấy giáo dục làm chính chứ ta cứ nặng về răn đe, phạt các em đang tuổi lớn thì chưa phải là biện pháp gốc mà biện pháp giáo dục, nêu gương là rất quan trọng. Đối với các cơ sở giáo dục, ở đây là các trường phổ thông và mầm non hết sức quan trọng".
Tích cực triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường 2019
Báo cáo tại Hội nghị, ông Bùi Văn Linh – Phó Vụ trưởng phụ trách, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT đánh giá, hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản chỉ đạo phòng, chống bạo lực học đường của ngành giáo dục đã chặt chẽ và kịp thời, tạo hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục trong toàn quốc đảm bảo an ninh trường học.
Tuy nhiên, ông Linh cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng thời gian qua, có một số hiện tượng cá biệt bạo lực xảy ra trong và ngoài trường học, gây tâm lý bức xúc trong dư luận xã hội.
Theo đại diện Bộ GD&ĐT, tình trạng này có nguyên nhân khách quan là tác động của mặt trái kinh tế thị trường, ảnh hưởng ngoại lai văn hóa nước ngoài; sự bùng nổ internet, mạng xã hội, thông tin xấu độc, kích động tràn lan trên mạng xã hội tiêm nhiễm từ từ đến quá trình hình thành đạo đức nhân cách.
Vấn đề giáo dục nhân cách của con em trong gia đình cũng có nhiều tồn tại. Bên cạnh đó, bản thân học sinh trong các lứa tuổi từ tiểu học đến trung học phổ thông có quá trình diễn biến thay đổi tâm sinh lý và hành vi nhanh chóng…, đặt ra thách thức đối với thầy cô trong việc nắm bắt tâm lý của các em.
Về nguyên nhân chủ quan, Phó Vụ trưởng phụ trách, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT cho rằng có tình trạng chỉ đạo ở các địa phương chưa được thường xuyên; các quyết định chính sách của cấp trên, của Bộ GD&ĐT chưa được cập nhật, quán triệt hiệu quả ở các địa phương.
“Công tác chỉ đạo cũng chưa theo kịp cuộc sống, thời gian qua một số vụ việc khi báo chí đưa tin thì các cơ quan mới vào cuộc để tiến hành xử lý. Các hiện tượng cá biệt về vi phạm đạo đức nhà giáo cũng như bạo lực học đường cũng xảy ra trong một số tình huống mà cách xử lý về nghiệp vụ sư phạm, kiểm soát cảm xúc cá nhân còn yếu ở một số giáo viên…”, ông Linh nói.
Để khắc phục tình trạng bạo lực học đường, ông Bùi Văn Linh cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ quyết liệt triển khai kế hoạch phòng chống bạo lực học đường 2019; tập trung vào 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, bao gồm truyền thông, xây dựng môi trường, tích hợp nội dung phòng, chống bạo lực học đường vào chương trình các hoạt động giáo dục khác, hoàn thiện văn bản, bồi dưỡng nâng cao năng lực, đạo đức nhà giáo và cuối cùng là tăng cường thanh tra, kiểm tra…
Bạo lực học đường là vấn đề thường ngày?
Tham luận tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy – cho biết, là người làm công tác giáo dục và gắn bó với nghề hơn 40 năm, ông nghĩ rằng bạo lực học đường “thực ra là những vấn đề thường ngày của nhà trường”. “Chúng ta đang dạy trẻ con mà đã là trẻ con và dạy trẻ con thì rất nhiều chuyện xảy ra và bạo lực sẽ sống cùng, hàng ngày với nhà trường chứ không thể mong muốn chấm dứt mà chấm dứt ngay được”, ông Hòa nhận định.
Theo ông Hòa, ông không quá thiên về đánh giá nguyên nhân có liên quan đến đạo đức nghề giáo và kỷ luật mà cho rằng đây là vấn đề của tâm lý lứa tuổi học trò, của khoa học tâm lý – giáo dục và xây dựng văn hóa trường học. “Đã là vấn đề tâm lý thì cần có giải pháp hỗ trợ dưới góc độ tâm lý – giáo dục, cần phải chia sẻ và hỗ trợ giáo viên”, ông Hòa nêu quan điểm.
.jpg)
nghiệm "sống cùng" bạo lực học đường khi cho rằng phải nhìn nhận đây là vấn đề tâm lý của lứa tuổi học trò
Từ kinh nghiệm của trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy cho hay, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa chương trình giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống trong nhà trường. “Trong 8 năm đưa giá trị sống và kỹ năng sống vào trường, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thay đổi hoàn toàn về cách tiếp cận và xử lý những vấn đề thuộc về an toàn nhà trường và bạo lực học đường. Các thầy cô giáo của chúng tôi đã được học những khóa giá trị sống và đã xử lý vấn đề của mình tốt hơn, trường học trở nên thân thiện hơn, học sinh hạnh phúc hơn”, ông nói.
Bên cạnh đó, ông Hòa cũng cho rằng chúng ta đang chuyển từ giáo dục chỉ cung cấp kiến thức sang giáo dục để phát triển con thì những những quy chế, quy định về giáo dục, dạy học đã tồn tại từ 50-60 năm nay cần phải thay đổi. “Theo tôi, cần thay đổi nhất là quy chế về đánh giá học sinh. Việc phân loại học sinh về 5 loại: yếu, kém, trung bình, khá, giỏi theo điểm số, theo điểm tổng kết các môn bây giờ cũng không còn thích hợp nữa. Tôi hy vọng là chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện thì việc này sẽ hoàn toàn thay đổi”, ông nói.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các bên liên quan trong ngành giáo dục tăng cường công tác phổ biến các quy định pháp luật, đặc biệt là các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Thông tư của Bộ liên quan đến vấn đề này. “Đề nghị giáo dục để phòng chống chứ không phải tuyên truyền để xử lý hậu quả, đó là việc bất đắc dĩ”, ông nói.
Kỹ năng ứng xử sư phạm, các mô hình phòng chống tới đây cũng cần làm mạnh hơn để chủ động phòng ngừa, hóa giải các nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường, theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
“Các cơ sở giáo dục phải cụ thể hóa các hành động bằng các kế hoạch hành động của nhà trường, trong đó phân công rất rõ trách nhiệm của lãnh đạo, ban giám hiệu, cấp ủy, người đứng đầu, các vị trí giáo viên chủ nhiệm, giáo viên, người lao động… liên quan, tích cực với phụ huynh để gắn kết nhà trường và gia đình”, Bộ trưởng Nhạ yêu cầu.
Bên cạnh đó, ông Nhạ cũng yêu cầu tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát vì không tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của từng bên để phát hiện vấn đề; chỉ ra những bất cập, hạn chế thì việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai kế hoạch đôi khi trên giấy, việc thực hiện kế hoạch không thiết thực được;
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, việc kiểm tra, giám sát ngoài đôn đốc, nhắc nhở còn để phát hiện những người tốt, việc tốt, tập thể tốt để nhân rộng theo tinh thần lấy cái tốt, cái đẹp dẹp cái xấu, xử lý kịp thời, nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân, trong đó có cả lãnh đạo trường, giáo viên, học sinh vi phạm.
Bộ trưởng Nhạ cũng đề nghị lãnh đạo 63 Sở GD&ĐT thực hiện rất nghiêm túc chủ trương của ngành là nếu giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo thì trước hết không đứng lớp chứ không đẩy sang lớp nọ lớp kia. Sau đó, căn cứ vào mức độ vi phạm đến đâu thì xử lý nghiêm đến đó theo quy định của pháp luật.
“Chúng ta phải làm gương chứ tôi thấy một số địa phương khi giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo mà chỉ đình chỉ có 3 hôm hay 1 tuần, sau đó lại dạy lớp khác. Như vậy là không nghiêm túc, không tạo được tấm gương”, ông Nhạ nói và đề nghị lãnh đạo các địa phương, lãnh đạo Sở phải sát sao, kiểm tra.
“Nếu lãnh đạo các trường mà còn dung túng, không thực hiện nghiêm thì các đồng hcis phải chịu trách nhiệm. Chúng ta phải phát động phong trào, thực hiện rất nghiêm túc. Mức độ vi phạm đến đâu thì xử lý đến đó nhưng giữa quy định và thực hiện phải nghiêm túc. Chúng ta không làm nghiêm thì sẽ bị nhờn các quy định”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói thêm.
Hà Dung
Thứ tư, 17/03/2025
[BÁO MỚI] Khởi công ngôi trường biểu tượng mới trong hệ thống giáo dục của Hà Nội
Lễ khởi công xây dựng Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tây Hồ tại Khu đô thị Nam Thăng Long, Hà Nội diễn ra ngày 15/3.
Thứ tư, 17/03/2025
[TẠP CHÍ KIẾN TRÚC] Khởi công xây dựng Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tây Hồ: Trường học hạnh phúc của người Việt Nam
Ngày 15/03/2025, Lễ Khởi công xây dựng Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tây Hồ (NBK WESTLAKE SCHOOL) được tổ chức tại Khu đô thị Nam Thăng Long, Hà Nội. Buổi lễ đánh dấu khoảnh khắc lịch sử khởi động dự án giáo dục tiên phong, thực hiện mô hình “Trường học hạnh phúc của người Việt Nam”.
Thứ tư, 17/03/2025
[BÁO XÂY DỰNG] Khởi công xây dựng trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tây Hồ
(Xây dựng) - Ngày 15/3, tại Khu đô thị Nam Thăng Long, Hà Nội đã diễn ra Lễ khởi công xây dựng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tây Hồ (NBK Westlake School). Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình kiến tạo “Trường học hạnh phúc của người Việt Nam” – nơi gắn kết hài hòa giữa giáo dục hiện đại, bản sắc văn hóa Việt và tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thể hiện sự kết nối đan xen trường học trong kiến trúc đô thị của hệ thống trường học Nguyễn Bỉnh Kiêm.
Thứ tư, 16/10/2024
VTC1 | Kiến tạo “Trường học hạnh phúc”: Mục tiêu phát triển toàn diện giáo dục
Nhà trường xin chân thành cảm ơn đài truyền hình VTC1 đã đưa tin. Mời quý Phụ huynh và các con học sinh cùng đón xem!
Thứ tư, 12/08/2024
[GIÁO DỤC & THỜI ĐẠI] Xây dựng trường tiểu học an toàn, hạnh phúc
GD&TĐ - Ngày 9/8, tại Đắk Lắk, Cục Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) tổ chức tập huấn quản trị nhà trường xây dựng trường tiểu học an toàn, hạnh phúc.
Thứ tư, 22/04/2024
[TRÀ VINH ONLINE] Hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi”
Sáng ngày 23/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Trà Vinh tổ chức khai mạc hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi”. Hội thảo tổ chức trực tiếp tại giảng đường D5 (Trường Đại học Trà Vinh) kết hợp trực tuyến với 430 điểm trường trong tỉnh.
Thứ tư, 22/04/2024
[TUỔI TRẺ THỦ ĐÔ] Sứ giả của “Trường học hạnh phúc" đến với cực Nam của Tổ quốc
TTTĐ - Ngày 23/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi”. Hội thảo tổ chức trực tiếp tại giảng đường D5, trường Đại học Trà Vinh kết hợp trực tuyến với 430 điểm trường trong tỉnh, thu hút gần 10.500 giáo viên các điểm cầu tham gia.
Thứ tư, 22/04/2024
[TUỔI TRẺ THỦ ĐÔ] Trường học hạnh phúc - học sinh phát triển bản thân, làm chủ tương lai
TTTĐ - Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội) - Trường học hạnh phúc - có bề dày truyền thống xây dựng và phát triển hơn 30 năm qua.
Thứ tư, 22/04/2024
[VTCNEWS] Nữ sinh lớp 6 'trình làng' bộ thiết kế thời trang tái chế từ quần áo cũ
Cô học trò Dương Tuệ Mẫn, học sinh lớp 6 trường THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ về bộ thiết kế thời trang "Gió bấc".
Thứ tư, 17/05/2022
[VNEXPRESS] Đổi mới dạy và học Sử như thế nào
Trải qua hai giai đoạn trước và sau khi đổi mới cách dạy và học Lịch sử ở trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội), cô Trương Thu, Tổ trưởng tổ Lịch sử, thấy rõ tầm quan trọng của việc cải tổ cách dạy và thi Lịch sử.
Thứ tư, 22/12/2021
[VNExpress] Mệt mỏi do học online, thầy - trò mong được hỗ trợ tâm lý
Khảo sát cho thấy học sinh tiểu học và trung học cơ sở gặp nhiều vấn đề về học tập, thể chất; còn giáo viên luôn "căng thẳng, quá tải" khi dạy online.
Thứ tư, 20/12/2021
[DÂN TRÍ] VÌ SAO HỌC SINH KHÔNG HÀO HỨNG QUAY TRỞ LẠI TRƯỜNG ĐỂ HỌC TRỰC TIẾP
Trong thời điểm dịch bệnh gây ra nhiều khó khăn nhất, học sinh không thể đến trường trong thời gian dài, xã hội càng thấy rõ hơn vai trò không gì thay thế được, cùng những giá trị lớn lao của nhà trường, đặc biệt là giá trị của những ngôi trường hạnh phúc, nơi học sinh đến trường không chỉ để học mà còn để trải nghiệm, để sống, để thích ứng, để hoàn thiện và khám phá những tiềm năng vô hạn của bản thân.
Copyright © 2018 Bản quyền thuộc về NGUYỄN BỈNH KHIÊM - CẦU GIẤY | Thiết kế và phát triển bởi P.A Việt Nam
Đang Online: 35 | Tổng lượt online : 23,682,578