Tin tức & sự kiện
[THANH TRA] Phòng chống bạo lực học đường: Các thầy cô không nên là...
Link bài viết: http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/giao-duc/phong-chong-bao-luc-hoc-duong-cac-thay-co-khong-nen-la-tho-day_t114c8n147255
(Thanh tra) - Sáng 17/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị Bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường (BLHĐ). Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Các thầy cô phải trở thành nhà giáo dục, không phải “thợ dạy"...

Nhiều vụ BLHĐ diễn ra gần đây không đơn lẻ mà có cả "hội đồng". Ảnh: Internet
Chuyện thường ngày ở... nhà trường!
Thời gian vừa qua liên tục xảy ra các vụ bạo lực học đường. Vụ nữ sinh lớp 9, Trường THCS Phù Ủng (Hưng Yên), bị bạn đánh hội đồng đến mức phải nhập viện tâm thần điều trị, một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về vấn nạn BLHĐ.
Sự việc chưa lắng xuống, không lâu sau đó, 1 nhóm 7 nữ sinh ở Diễn Châu, Nghệ An (đang học lớp 7 và lớp 8) đánh 1 bạn nữ sinh khác…
Trước đó, 1 nữ sinh lớp 11 ở Quảng Ninh nhập viện vì bị nhóm thanh niên, học sinh đánh hội đồng ngoài trường học.
Rất nhiều vụ BLHĐ diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt nhiều vụ không diễn ra đơn lẻ mà có cả "hội đồng".
Đó là thực trạng không chỉ diễn ra ở Việt Nam, mà cả các nước trên thế giới.
PGS.TS Trần Thành Nam - Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: BLHĐ diễn ra ở khắp nơi, làm đau đầu nhiều quốc gia. Nó diễn ra không chỉ ở trong nhà trường, ngoài nhà trường mà cả trên mạng xã hội.
Theo số liệu của UNESCO (2017) tỉ lệ trẻ em và vị thành niên là nạn nhân của BLHĐ hàng năm lên đến 246 triệu người trên toàn thế giới.
Số liệu của Plan International và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về phụ nữ (ICRW) khảo sát trên 5 quốc gia là Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal cho thấy, cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm BLHĐ.
Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia lên tới 84%. Việt Nam đứng thứ 2 với 71%.
Cho ý kiến về vấn đề BLHĐ, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) Nguyễn Văn Hòa cho rằng, BLHĐ là chuyện thường ngày của nhà trường, bạo lực sống hàng ngày cùng nhà trường, không thể muốn chấm dứt là chấm dứt được.

cho rằng: BLHĐ là chuyện thường ngày của nhà trường... Ảnh: HH
Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) Nguyễn Văn Hòa cho rằng, BLHĐ là chuyện thường ngày của nhà trường... Ảnh: HH
Theo Hiệu trưởng này, BLHĐ là vấn đề tâm lý học lứa tuổi, vì vậy cần tác động về mặt tâm lý tới các em học sinh. “Mỗi thầy cô giáo phải là nhà tâm lý học, 1 trường không thể chí có 1 cô giáo tâm lý” - ông Hòa nhấn mạnh.
GVCN là… “hiệu trưởng nhỏ”
Trước thực trạng BLHĐ diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: Bộ GD&ĐT cũng có nhiều thông tư liên quan cũng như những văn bản cá biệt, chỉ thị về nội dung này, mà mới đây nhất là Chỉ thị số 993.
Tuy nhiên, BLHĐ có xu hướng lan rộng. Bộ trưởng cho rằng, phòng chống BLHĐ là trách nhiệm của không chỉ các bộ l, ngành, địa phương, ban giám hiệu nhà trường… mà là trách nhiệm của từng thầy cô giáo, từng cán bộ, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên trong nhà trường; trách nhiệm của phụ huynh và toàn xã hội.
“Riêng ngành Giáo dục phải tiên phong chủ động để thực hiện nhiệm vụ này. Hướng tới thực hiện căn cơ, bài bản, lấy “phòng” làm chính bằng các giải pháp “tháo”, “hóa giải” nguyên nhân, dẫn đến bạo lực” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đồng thời nêu quan điểm: “Các thầy cô phải trở thành nhà giáo dục, không phải “thợ dạy”. Cần lấy giáo dục, nêu gương làm chính, không nặng về phạt, răn đe”.
20 năm làm Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông Nguyễn Văn Hòa kể: Là người đứng đầu nhà trường, hàng ngày phải xử lý nhiều chuyện giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, phụ huynh với giáo viên… khiến tôi rất đau đầu. Nhiều vụ khiến tôi không đủ sức để làm hết.
Bằng kinh nghiệm của mình, tôi truyền lại cho các thầy cô trong trường, yêu cầu họ phải biết xử lý tình huống, biết hóa giải từ chuyện lớn thành chuyện nhỏ, từ nhỏ thành không có gì…
Giải pháp như “cá gặp nước”, được ông Nguyễn Văn Hòa chỉ ra, đó là giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. “Hiện tại học sinh của trường được học môn giá trị sống 1 tiết/ngày. Trong 8 năm đưa giáo dục kỹ năng sống vào trường, bộ mặt nhà trường đã thay đổi hoàn toàn”.
Đặc biệt, bí quyết được ông Hòa chia sẻ: Chúng tôi coi giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có yếu tố quyết định đến thành công của công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học. GVCN được coi là “hiệu trưởng nhỏ” đối với học sinh. Họ được trả kinh phí để làm việc này. Và hàng năm chúng tôi đều tổ chức Hội nghị Công tác GVCN để vinh danh GVCN…
Tuy nhiên, đó chỉ là một trong số ít trường thực hiện. Không phải trường nào cũng thực hiện được điều này. Thực tế, GVCN chưa được coi trọng. Hiện tại, ở các trường 4 tiết GVCN không hề có kinh phí.
Thứ năm, 23/04/2025
THI TUYỂN GIÁO VIÊN TẠI NBK – HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM NGƯỜI GIEO MẦM HẠNH PHÚC
Vừa qua, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tổ chức kỳ thi tuyển giáo viên với sự chuyên nghiệp và nghiêm túc. Đây không chỉ là hoạt động tuyển dụng thông thường, mà là hành trình tìm kiếm những người sẽ đồng hành cùng NBK trong sứ mệnh kiến tạo một môi trường giáo dục nhân văn, hiện đại dưới mô hình “Trường học hạnh phúc” đã làm nên thương hiệu.
Thứ năm, 22/10/2024
Trường NBK triển khai và tích cực lan tỏa mô hình
Thứ năm, 15/04/2025
THỰC ĐƠN TIÊU CHUẨN CHO BỮA ĂN BÁN TRÚ (TUẦN TỪ 14/4/2025 ĐẾN 19/4/2025)
Thứ năm, 15/04/2025
NGÀY HỘI SÁCH 2025 – LAN TOẢ VĂN HOÁ ĐỌC, THẮP SÁNG TRI THỨC!
Thực hiện chỉ đạo của UBND quận Cầu Giấy và Đảng uỷ phường Dịch Vọng Hậu về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2025, sáng ngày 15/4/2025, UBND phường Dịch Vọng Hậu phối hợp với Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức thành công “Ngày hội Sách và Văn hóa đọc” với chủ đề “Đọc sách – Làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo. Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.”
Thứ năm, 01/04/2025
KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Ngày 26/3/2025 vừa qua, hòa trong không khí tự hào và phấn khởi của tuổi trẻ cả nước, trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy đã tổ chức Lễ kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025) với nhiều hoạt động ý nghĩa và sôi nổi.
Thứ năm, 01/04/2025
THỰC ĐƠN TIÊU CHUẨN CHO BỮA ĂN BÁN TRÚ (TUẦN TỪ 31/03/2025 ĐẾN 04/04/2025)
Thứ năm, 01/04/2025
THỰC ĐƠN TIÊU CHUẨN CHO BỮA ĂN BÁN TRÚ (TUẦN TỪ 24/03/2025 ĐẾN 29/03/2025)
Thứ năm, 12/03/2025
HỘI THI HỌC SINH GIỎI GIANG - TÀI NĂNG - THANH LỊCH
Sau những vòng thi đầy kịch tính, đêm chung khảo hội thi "Học sinh NBK giỏi giang - tài năng - thanh lịch" năm học 2024-2025 đã diễn ra với những màn tranh tài đỉnh cao. Những thí sinh xuất sắc nhất đã hội tụ, mang đến sân khấu những phần trình diễn ấn tượng, lan tỏa khí chất thanh lịch và bản lĩnh của thế hệ học sinh NBK.
Thứ năm, 12/03/2025
BUỔI GẶP MẶT CỰU HỌC SINH ĐANG CÓ CON HỌC TẠI NBK: HỘI NGỘ THẾ HỆ - GẮN KẾT YÊU THƯƠNG
Có những mối duyên chẳng bao giờ phai nhạt theo năm tháng, và Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là sợi dây bền chặt gắn kết những thế hệ học sinh qua từng chặng đường. Buổi gặp mặt cựu học sinh – những người nay đã trở thành phụ huynh có con theo học tại ngôi trường này – không chỉ là một cuộc hội ngộ, mà còn là hành trình trở về với những ký ức đẹp đẽ nhất.
Thứ năm, 12/03/2025
[TIỂU HỌC] CHUNG KẾT NBK STAR 2025
Vừa qua, vòng chung kết cuộc thi “NBK Star” 2025 đã diễn ra tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, mang đến một không gian nghệ thuật rực rỡ, nơi các tài năng nhí tự tin tỏa sáng.
Thứ năm, 10/03/2025
THỰC ĐƠN TIÊU CHUẨN CHO BỮA ĂN BÁN TRÚ (TUẦN TỪ 10/03/2025 ĐẾN 15/03/2025)
Copyright © 2018 Bản quyền thuộc về NGUYỄN BỈNH KHIÊM - CẦU GIẤY | Thiết kế và phát triển bởi P.A Việt Nam
Đang Online: 38 | Tổng lượt online : 23,616,759