• HỆ THỐNG GIÁO DỤC CHẤT LƯỢNG CAO

      NGUYỄN BỈNH KHIÊM - CẦU GIẤY

      Trường Tiểu Học Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy

      Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy

    Tin tức & sự kiện

    [THANH TRA] Phòng chống bạo lực học đường: Các thầy cô không nên là...

  • Thứ năm, 09:07 Ngày 18/04/2019
  • Link bài viết: http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/giao-duc/phong-chong-bao-luc-hoc-duong-cac-thay-co-khong-nen-la-tho-day_t114c8n147255

    (Thanh tra) - Sáng 17/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị Bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường (BLHĐ). Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Các thầy cô phải trở thành nhà giáo dục, không phải “thợ dạy"...

    Nhiều vụ BLHĐ diễn ra gần đây không đơn lẻ mà có cả "hội đồng". Ảnh: Internet

    Nhiều vụ BLHĐ diễn ra gần đây không đơn lẻ mà có cả "hội đồng". Ảnh: Internet

    Chuyện thường ngày ở... nhà trường!

    Thời gian vừa qua liên tục xảy ra các vụ bạo lực học đường. Vụ nữ sinh lớp 9, Trường THCS Phù Ủng (Hưng Yên), bị bạn đánh hội đồng đến mức phải nhập viện tâm thần điều trị, một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về vấn nạn BLHĐ.

    Sự việc chưa lắng xuống, không lâu sau đó, 1 nhóm 7 nữ sinh ở Diễn Châu, Nghệ An (đang học lớp 7 và lớp 8) đánh 1 bạn nữ sinh khác… 

    Trước đó, 1 nữ sinh lớp 11 ở Quảng Ninh nhập viện vì bị nhóm thanh niên, học sinh đánh hội đồng ngoài trường học.

    Rất nhiều vụ BLHĐ diễn ra với  mức độ ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt nhiều vụ không diễn ra đơn lẻ mà có cả "hội đồng".

    Đó là thực trạng không chỉ diễn ra ở Việt Nam, mà cả các nước trên thế giới. 

    PGS.TS Trần Thành Nam - Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: BLHĐ diễn ra ở khắp nơi, làm đau đầu nhiều quốc gia. Nó diễn ra không chỉ ở trong nhà trường, ngoài nhà trường mà cả trên mạng xã hội.

    Theo số liệu của UNESCO (2017) tỉ lệ trẻ em và vị thành niên là nạn nhân của BLHĐ hàng năm lên đến 246 triệu người trên toàn thế giới.

    Số liệu của Plan International và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về phụ nữ (ICRW) khảo sát trên 5 quốc gia là Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal cho thấy, cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm BLHĐ. 

    Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia lên tới 84%. Việt Nam đứng thứ 2 với 71%. 

    Cho ý kiến về vấn đề BLHĐ, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) Nguyễn Văn Hòa cho rằng, BLHĐ là chuyện thường ngày của nhà trường, bạo lực sống hàng ngày cùng nhà trường, không thể muốn chấm dứt là chấm dứt được. 

    Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) Nguyễn Văn Hòa
    cho rằng: BLHĐ là chuyện thường ngày của nhà trường... Ảnh: HH

    Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) Nguyễn Văn Hòa cho rằng, BLHĐ là chuyện thường ngày của nhà trường... Ảnh: HH

    Theo Hiệu trưởng này, BLHĐ là vấn đề tâm lý học lứa tuổi, vì vậy cần tác động về mặt tâm lý tới các em học sinh. “Mỗi thầy cô giáo phải là nhà tâm lý học, 1 trường không thể chí có 1 cô giáo tâm lý” - ông Hòa nhấn mạnh.

    GVCN là… “hiệu trưởng nhỏ”

    Trước thực trạng BLHĐ diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: Bộ GD&ĐT cũng có nhiều thông tư liên quan cũng như những văn bản cá biệt, chỉ thị về nội dung này, mà mới đây nhất là Chỉ thị số 993. 

    Tuy nhiên, BLHĐ có xu hướng lan rộng. Bộ trưởng cho rằng, phòng chống BLHĐ là trách nhiệm của không chỉ các bộ l, ngành, địa phương, ban giám hiệu nhà trường… mà là trách nhiệm của từng thầy cô giáo, từng cán bộ, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên trong nhà trường; trách nhiệm của phụ huynh và toàn xã hội. 

    “Riêng ngành Giáo dục phải tiên phong chủ động để thực hiện nhiệm vụ này. Hướng tới thực hiện căn cơ, bài bản, lấy “phòng” làm chính bằng các giải pháp “tháo”, “hóa giải” nguyên nhân, dẫn đến bạo lực” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

    Đồng thời nêu quan điểm: “Các thầy cô phải trở thành nhà giáo dục, không phải “thợ dạy”. Cần lấy giáo dục, nêu gương làm chính, không nặng về phạt, răn đe”.

    20 năm làm Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông Nguyễn Văn Hòa kể: Là người đứng đầu nhà trường, hàng ngày phải xử lý nhiều chuyện giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, phụ huynh với giáo viên… khiến tôi rất đau đầu. Nhiều vụ khiến tôi không đủ sức để làm hết. 

    Bằng kinh nghiệm của mình, tôi truyền lại cho các thầy cô trong trường, yêu cầu họ phải biết xử lý tình huống, biết hóa giải từ chuyện lớn thành chuyện nhỏ, từ nhỏ thành không có gì… 

    Giải pháp như “cá gặp nước”, được ông Nguyễn Văn Hòa chỉ ra, đó là giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. “Hiện tại học sinh của trường được học môn giá trị sống 1 tiết/ngày. Trong 8 năm đưa giáo dục kỹ năng sống vào trường, bộ mặt nhà trường đã thay đổi hoàn toàn”.

    Đặc biệt, bí quyết được ông Hòa chia sẻ: Chúng tôi coi giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có yếu tố quyết định đến thành công của công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học. GVCN được coi là “hiệu trưởng nhỏ” đối với học sinh. Họ được trả kinh phí để làm việc này. Và hàng năm chúng tôi đều tổ chức Hội nghị Công tác GVCN để vinh danh GVCN…

    Tuy nhiên, đó chỉ là một trong số ít trường thực hiện. Không phải trường nào cũng thực hiện được điều này. Thực tế, GVCN chưa được coi trọng. Hiện tại, ở các trường 4 tiết GVCN không hề có kinh phí.

     

    Bài viết liên quan
    Tư vấn online 0987.266.630