• HỆ THỐNG GIÁO DỤC CHẤT LƯỢNG CAO

      NGUYỄN BỈNH KHIÊM - CẦU GIẤY

      Trường Tiểu Học Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy

      Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy

    NBK's Face

    Cô giáo Phạm Ngọc

    Giáo viên chủ nhiệm khối Song ngữ, Giáo viên bộ môn Ngữ Văn

    Những ngày đầu tiên của cô giáo trẻ

    “Sau 2 năm làm công việc chính là giúp việc cho cô chủ nhiệm, gần gũi tiếp cận tìm hiểu tâm lý học sinh, đến năm thứ 3 tôi chính thức được ban giám hiệu phân công làm chủ nhiệm lớp 10.

    Lúc này tôi rất lo lắng, cảm giác vui và hào hứng lẫn lộn vì được nhà trường tin tưởng. Một giáo viên chủ nhiệm mới 23 tuổi trẻ nhất trường. Tôi cũng ý thức được rằng làm chủ nhiệm lớp không phải là công việc đơn giản, không phải như giáo viên bộ môn dạy xong rồi về, còn lại tất cả mọi việc trong lớp đã có cô chủ nhiệm lo hết.

    Hôm sau là ngày đón học sinh, cả chiều hôm trước tôi bần thần ngồi trong lớp đến hơn 8 giờ tối và tưởng tượng ra cảnh các con học sinh vào lớp và nhìn mình với những cảm xúc như thế nào? Tôi đi lại chỉnh trang kê từng cái bàn, cái ghế, lau bảng và trong lòng hơi run. Để tỏ lòng sẵn sàng chào đón học sinh, tôi kẻ lên bản sơ đồ lớp và tên từng bạn để nhìn vào đó là tôi có thể biết con ngồi ở đâu. Trước đó mấy hôm tôi đã dành thời gian đọc hết học bạ 4 năm của từng học sinh, đọc cả những mong muốn của phụ huynh có trong tờ đơn xin học, tìm hiểu điểm mạnh điểm yếu, cá tinh của từng con.

    Hôm sau khi đón học sinh vào lớp, trái ngược với tưởng tượng của tôi chiều hôm trước, các con tỏ thái độ khá cởi mở, vui vẻ khi thấy tôi tươi cười chào đón. Câu chuyện đầu tiên tôi chia sẻ  là cô không muốn các con sợ cô và cũng không muốn chúng ta học với nhau 3 năm trong sự sợ hãi, xa cách và nếu sợ hãi thì sẽ không có kết quả học tập tốt. Chúng ta không thể hạnh phúc được trong một môi trường sợ hãi nên cô muốn chúng ta hình thành tập thể lớp trên tinh thần yêu thương và tôn trọng lẫn nhau”, cô Ngọc cho biết.

    Sự cần thiết của lòng yêu thương và tôn trọng

    Có lúc tôi cũng chợt nghĩ rằng khi mình vào lớp thì học sinh sẽ im lặng, yêu cầu gì làm ấy, thế mới thích. Nhưng theo tôi, đó là việc không nên. Nhớ có lần tôi lớn tiếng với các con và cả lớp im phăng phắc, nhưng rồi ngay sau đó chính tôi lại là người pha trò vui để xóa cảm giác nặng nề, và đó cũng là lần duy nhất.

    “Quan điểm của tôi là phải tôn trọng, thương yêu, gần gũi, đồng cảm, chia sẻ, cởi mở với học sinh, nhưng khi các em có lỗi thì mình vẫn phải nghiêm khắc. Nghiêm khắc ở đây không phải là mắng hay phạt… mà ở đây là những lời giải thích để học sinh tự nhận thấy thực sự bản thân cần phải thay đổi.". Tôi luôn luôn nói chuyện với học sinh theo ngữ điệu và biểu cảm vui vẻ, chính vì vậy cô trò rất gần gũi tin tưởng lẫn nhau, những tình cảm đó giúp ích rất nhiều cho việc học tập của các con.

    Lớp học nhỏ luôn tràn đầy tiếng cười và sự yêu thương của cô Phạm Ngọc

    Tất cả vì các con học sinh thân yêu

    Trong lớp tôi có một học sinh chuyên đi học muộn, nhà con ở cách trường gần 20 km và luôn trong tình trạng tắc đường. Nếu như với các thầy cô khác thì có thể con sẽ bị phạt, bị viết cam kết…

    Nhưng tôi thì khác, tôi đã lấy xe máy đi thử từ nhà con đến trường vào tầm giờ cao điểm buổi sáng, thực sự là tôi đã cố gắng hết sức nhưng kết quả là vẫn không thể có mặt tại trường vào lúc 7h 15 phút sáng. Tôi vẫn thường ghi nhận, khen ngợi những buổi con đến lớp đúng giờ mặc dù rất ít, nhưng tôi biết đó là cả một sự cố gắng. Nhưng nếu đánh đồng cả tháng đi muộn sẽ khiến con buông xuôi vì có cố gắng đến sớm thì vẫn không thể đều được cả tháng. Tôi có gặp thầy hiệu trưởng xin phép cho học sinh đó đến trường hàng ngày nhưng muộn 15 phút. Tôi nói với con rằng ở đây là nhà trường bao dung, thông cảm với con, nhưng sau này ra ngoài đời đi làm rồi thì người ta không thông cảm đâu, vậy nên con cần cố gắng hơn nữa.

    "Chấp nhận để học sinh đến lớp muộn thì cũng đồng nghĩa với việc cả lớp không được cờ thi đua và cá nhân tôi cũng mất danh hiệu trong 3 năm liền, nhưng không sao, tất cả vì học sinh”, cô Ngọc cho biết.

    Có những con chỉ đạt 5 điểm toán là tôi đã bắt tay, tuyên dương

    Với tôi, công tác giáo viên chủ nhiệm là một việc khó, không phải đơn giản chỉ là việc chuyên môn và còn phải giỏi về công tác tâm lý, thấu hiểu được học sinh, động viên và nhắc nhở đúng lúc. Những cái gọi là đúng lúc đó mình nói thì dễ, còn trong thực tế bao giờ được gọi là đúng lúc thì việc này hoàn toàn dựa vào cảm nhận của mỗi giáo viên”, cô Ngọc cho biết.

    Học sinh luôn cần một môi trường học tập học tập thoải mái, không khí cởi mở và học sinh cảm thấy hạnh phúc khi được giáo viên thấu hiểu, chia sẻ. “Khi bước chân vào lớp là các con phải cảm nhận được sự tin tưởng từ giáo viên chủ nhiệm, các con phải được tôn trọng khi con dám nhận và chia sẻ lỗi đó với cô giáo, có như vậy thì giáo viên chủ nhiệm mới tính được tiếp việc sẽ thay đổi được học sinh.

    Trong lớp các học sinh có năng lực khác nhau, mỗi con có một thế mạnh về ngôn ngữ, về toán học, về hóa học…vậy bắt các con phải học giỏi đều như nhau hay sao? Tôi cho học sinh mọi cơ hội để phát triển thế mạnh và khắc phục điểm yếu của mình, có những con chỉ đạt 5 điểm toán là tôi đã bắt tay, tuyên dương vì biết là cả một sự cố gắng của con, mặc dù tôi vẫn động viên con phải cố gắng hơn nữa thì tốt. Từ những việc rất đơn giản như vậy thì học sinh cảm thấy được tôn trọng và bao trùm lên tất cả là sự yêu thương. Nếu là sự áp đặt từ một phía, sự kì vọng thành tích của giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh thì chỉ làm các con chán nản.

    Nếu trong 3 năm cuối cấp các con sống trong áp lực, kìm kẹp, u uất thì sau này ra đời thì cuộc sống và suy nghĩ của con cũng không tươi sáng được.

    Tôi vẫn nói cô tin chắc rằng sau này khi ra đời các con sẽ thành đạt hơn cô, có bạn sẽ có địa vị xã hội cao hơn cô, nhưng cô vẫn hy vọng rằng lúc đó cô trò vẫn ôm nhau, các con cảm ơn vì cô đã cho em 3 năm cuối cấp được sống trong những trải nghiệm”, cô Ngọc nhấn mạnh.

    Bài viết liên quan
  • HỌC SINH Nguyễn Duy Hải Đăng - 12SN1
    • HỌC SINH Nguyễn Duy Hải Đăng - 12SN1 NBKERS ĐOẠT CÚP VÀNG TẠI GIẢI BÓNG CHÀY HÀ NỘI 2023

      Vừa qua, học sinh Nguyễn Duy Hải Đăng - 12SN1, đã xuất sắc ghi dấu ấn với chiếc Cúp Vàng tại Giải bóng chày Hà Nội năm 2023 cùng với đội bóng Hanoi 29ers Baseball Team.

      xem chi tiết

  • HỌC SINH TRẦN HÀ ANH - 8SN2
    • HỌC SINH TRẦN HÀ ANH - 8SN2 NBKER TRẺ GIÀNH HUY CHƯƠNG BẠC TẠI GIẢI VÔ ĐỊCH TRƯỢT BĂNG TỐC ĐỘ QUỐC GIA NĂM 2023

      xem chi tiết

  • HỌC SINH LƯU HIỂU MINH
    • HỌC SINH LƯU HIỂU MINH LỚP 8D4

      Vừa qua, Lưu Hiểu Minh - học sinh lớp 8D4, xuất sắc là một trong những gương mặt tiêu biểu tham dự Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em.

      xem chi tiết

  • HỌC SINH NGUYỄN THÁI BẢO NINH - 11CT
    • HỌC SINH NGUYỄN THÁI BẢO NINH - 11CT

      NHẬN GIẤY KHEN "HỌC SINH TIÊU BIỂU THỦ ĐÔ NĂM HỌC 2022 - 2023"

      xem chi tiết

  • HỌC SINH PHẠM ÁNH DƯƠNG - 10D8
    • HỌC SINH PHẠM ÁNH DƯƠNG - 10D8

      ĐẠT HUY CHƯƠNG ĐỒNG "GIẢI VÔ ĐỊCH TAEKWONDO HỌC SINH, SINH VIÊN LẦN THỨ I NĂM 2023"

      xem chi tiết

  • HỌC SINH NGUYỄN ANH MINH - 12SN2
    • HỌC SINH NGUYỄN ANH MINH - 12SN2

      ĐẠT HUY CHƯƠNG VÀNG CUỘC THI OLYMPIC VÀ HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC SÁNG TẠO NĂM 2023 TẠI HÀN QUỐC (ICPC 2023)

      xem chi tiết

    Tư vấn online 0987.266.630