Báo chí
[VNEXPRESS] Đổi mới dạy và học Sử như thế nào
Link bài viết: https://bit.ly/3MkQtQ7
Theo các nhà giáo, môn Lịch sử cần được tinh giản chương trình, thay đổi từ cách dạy, thi đến tư duy tiếp cận môn học.
Môn Sử trở thành chủ đề gây tranh cãi khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó Lịch sử trở thành môn học lựa chọn ở cấp THPT. Trước những ý kiến lo ngại đưa Sử ra khỏi danh sách các môn học bắt buộc sẽ gây "hệ lụy khó lường", các chuyên gia cho rằng, vấn đề quan trọng cần xem xét hiện này là đổi mới dạy và học Sử thế nào để thu hút học sinh.
Trải qua hai giai đoạn trước và sau khi đổi mới cách dạy và học Lịch sử ở trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội), cô Trương Thu, Tổ trưởng tổ Lịch sử, thấy rõ tầm quan trọng của việc cải tổ cách dạy và thi Lịch sử.
Cô Thu cho biết trước đây, Lịch sử được dạy theo kiểu bám sát sách giáo khoa, học sinh phải ghi chép, học thuộc. Đây là nguyên nhân chính khiến các em chán ghét môn này. Từ 2017, nhà trường tập hợp giáo viên, tổ chức lại các hoạt động dạy học nhằm tăng tính hấp dẫn, hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Với cách làm mới, các em không phải ngồi một chỗ ghi chép, học thuộc rồi trả bài như trước mà thường xuyên được đến bảo tàng, gặp gỡ các nhân vật lịch sử, tham gia hoạt động trải nghiệm. Được tự trải nghiệm và cảm nhận, học sinh trở nên say mê và thấu hiểu, từ đó nảy sinh tình yêu thương, cảm phục, lòng tự hào và tự tôn dân tộc.
Cô Trương Thu (áo dài xanh) trong tiết dạy về chiến dịch Điện Biên Phủ cho học sinh lớp 12 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Kiểm tra, đánh giá cũng được đổi mới. Học sinh có thể làm dự án, hoàn thiện các sản phẩm như phòng trưng bày hiện vật 3D, vẽ tranh, chụp ảnh, làm poster, viết luận, dựng video quảng bá về một con phố hay chân dung nhân vật lịch sử. Thay vì chỉ học thuộc sách, các em tìm hiểu qua Internet, sách báo, đến các di sản, trò chuyện với nhân chứng. "Cách này giúp các em học được nhiều hơn", cô Thu nhận định.
Kết quả, từ 2018 đến nay, tỷ lệ học sinh lựa chọn thi tốt nghiệp THPT bằng tổ hợp Khoa học xã hội, trong đó có môn Sử, luôn ở mức trên 70%. Trong khảo sát đầu tháng 5 với toàn học sinh khối 9 trước khi trường xây dựng tổ hợp môn lựa chọn cho chương trình mới, 80% chọn tổ hợp môn có Lịch sử.
Theo cô Thu, nhiều năm gần đây, một số trường đã cố gắng đổi mới phương pháp dạy môn Lịch sử. Song cách thức kiểm tra, đánh giá chưa thay đổi, đã trở thành rào cản khiến nhiều trường học, giáo viên ngại đổi mới.
Cô Thu lấy ví dụ kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện vẫn kiểm tra theo dạng trắc nghiệm, kiểm tra trí nhớ. Vì vậy, giáo viên không dám từ bỏ cách dạy nhồi nhét kiến thức. Ở trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, dù học sinh được đánh giá qua dự án, sản phẩm học tập, đến lớp 12, cả giáo viên và học sinh vẫn phải chạy đua ôn luyện kiến thức phục vụ kỳ thi này.
"Đổi mới cách dạy nhưng cách thi, tiêu chí đánh giá vẫn như cũ thì cả hệ thống vẫn sẽ giẫm chân tại chỗ. Vì vậy, đổi mới kiểm tra, đánh giá phải là khâu đột phá", cô nhấn mạnh.
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Lịch sử, THPT Lê Quý Đôn (TP HCM) tán thành yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và kiểm tra; đồng thời bổ sung đề xuất tinh giản chương trình. Theo thầy Du, chương trình giáo dục phổ thông với môn Lịch sử vẫn còn nặng nề, rườm rà.
"Tôi có cảm giác sách giáo khoa đang đuổi theo kiến thức theo chương trình đề ra chứ chưa đủ sáng tạo khiến học sinh hào hứng", thầy Du nói.
Ở góc nhìn nhà nghiên cứu, PGS TS Tôn Nữ Quỳnh Trân (Hội Khoa học Lịch sử TP HCM) đề xuất thay đổi tư duy tiếp cận Lịch sử trong nhà trường. Tinh thần của môn Sử trong sách giáo khoa, chương trình và bài giảng phải khách quan, trung thực, tránh giáo điều.
Theo đó, sách vở, bài giảng tránh sử dụng các từ hoặc đánh giá mang sắc thái miệt thị như "địch", "kẻ thù", "tàn bạo"; các từ sáo rỗng như "uống máu ăn thề"... Thay vào đó, các câu chuyện với diễn biến, dữ liệu hấp dẫn, khách quan sẽ thuyết phục học sinh hơn. Tài liệu, hình ảnh lịch sử cũng cần được chọn lọc để tránh tính bạo lực, gây hận thù.
Cũng theo PGS Trân, sự kiện lịch sử được đưa vào chương trình cần chọn lọc, tạo sự hưng phấn, thích thú với học trò. Người viết chương trình, thầy cô nên đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em cần học, nghe điều gì; chuyển hóa kiến thức đó ra sao.
Do đó, bài giảng không nên "công thức hóa" câu chuyện lịch sử với việc trình bày diễn biến, dữ kiện dày đặc mà cần cho học sinh hiểu về sự kiện và ý nghĩa của nó trong tiến trình lịch sử.
Cùng bàn về cách tiếp cận môn học trong nhà trường, thầy Nguyễn Viết Đăng Du bổ sung giáo viên phải thay đổi nhận thức về vai trò của mình. Thầy cô không thể giữ cách truyền đạt kiến thức Lịch sử áp đặt, một chiều như hàng chục năm trước đây mà phải cởi mở, dân chủ với học trò.
Bởi theo thầy Du, trong thời buổi công nghệ, học sinh dễ dàng tìm được nhiều thông tin, sử liệu hấp dẫn, thậm chí tạo cảm giác thuyết phục hơn sách giáo khoa. Khi đó, trách nhiệm của giáo viên là giúp em chọn được thông tin tốt, nhận thức đúng đắn. "Người thầy lúc này phải đủ bản lĩnh, kiến thức mới có thể làm mũi neo cho học sinh", thầy Du nói.
Thứ ba, 17/03/2025
[BÁO MỚI] Khởi công ngôi trường biểu tượng mới trong hệ thống giáo dục của Hà Nội
Lễ khởi công xây dựng Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tây Hồ tại Khu đô thị Nam Thăng Long, Hà Nội diễn ra ngày 15/3.
Thứ ba, 17/03/2025
[TẠP CHÍ KIẾN TRÚC] Khởi công xây dựng Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tây Hồ: Trường học hạnh phúc của người Việt Nam
Ngày 15/03/2025, Lễ Khởi công xây dựng Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tây Hồ (NBK WESTLAKE SCHOOL) được tổ chức tại Khu đô thị Nam Thăng Long, Hà Nội. Buổi lễ đánh dấu khoảnh khắc lịch sử khởi động dự án giáo dục tiên phong, thực hiện mô hình “Trường học hạnh phúc của người Việt Nam”.
Thứ ba, 17/03/2025
[BÁO XÂY DỰNG] Khởi công xây dựng trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tây Hồ
(Xây dựng) - Ngày 15/3, tại Khu đô thị Nam Thăng Long, Hà Nội đã diễn ra Lễ khởi công xây dựng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tây Hồ (NBK Westlake School). Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình kiến tạo “Trường học hạnh phúc của người Việt Nam” – nơi gắn kết hài hòa giữa giáo dục hiện đại, bản sắc văn hóa Việt và tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thể hiện sự kết nối đan xen trường học trong kiến trúc đô thị của hệ thống trường học Nguyễn Bỉnh Kiêm.
Thứ ba, 16/10/2024
VTC1 | Kiến tạo “Trường học hạnh phúc”: Mục tiêu phát triển toàn diện giáo dục
Nhà trường xin chân thành cảm ơn đài truyền hình VTC1 đã đưa tin. Mời quý Phụ huynh và các con học sinh cùng đón xem!
Thứ ba, 12/08/2024
[GIÁO DỤC & THỜI ĐẠI] Xây dựng trường tiểu học an toàn, hạnh phúc
GD&TĐ - Ngày 9/8, tại Đắk Lắk, Cục Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) tổ chức tập huấn quản trị nhà trường xây dựng trường tiểu học an toàn, hạnh phúc.
Thứ ba, 22/04/2024
[TRÀ VINH ONLINE] Hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi”
Sáng ngày 23/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Trà Vinh tổ chức khai mạc hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi”. Hội thảo tổ chức trực tiếp tại giảng đường D5 (Trường Đại học Trà Vinh) kết hợp trực tuyến với 430 điểm trường trong tỉnh.
Thứ ba, 22/04/2024
[TUỔI TRẺ THỦ ĐÔ] Sứ giả của “Trường học hạnh phúc" đến với cực Nam của Tổ quốc
TTTĐ - Ngày 23/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi”. Hội thảo tổ chức trực tiếp tại giảng đường D5, trường Đại học Trà Vinh kết hợp trực tuyến với 430 điểm trường trong tỉnh, thu hút gần 10.500 giáo viên các điểm cầu tham gia.
Thứ ba, 22/04/2024
[TUỔI TRẺ THỦ ĐÔ] Trường học hạnh phúc - học sinh phát triển bản thân, làm chủ tương lai
TTTĐ - Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội) - Trường học hạnh phúc - có bề dày truyền thống xây dựng và phát triển hơn 30 năm qua.
Thứ ba, 22/04/2024
[VTCNEWS] Nữ sinh lớp 6 'trình làng' bộ thiết kế thời trang tái chế từ quần áo cũ
Cô học trò Dương Tuệ Mẫn, học sinh lớp 6 trường THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ về bộ thiết kế thời trang "Gió bấc".
Thứ ba, 22/12/2021
[VNExpress] Mệt mỏi do học online, thầy - trò mong được hỗ trợ tâm lý
Khảo sát cho thấy học sinh tiểu học và trung học cơ sở gặp nhiều vấn đề về học tập, thể chất; còn giáo viên luôn "căng thẳng, quá tải" khi dạy online.
Thứ ba, 20/12/2021
[DÂN TRÍ] VÌ SAO HỌC SINH KHÔNG HÀO HỨNG QUAY TRỞ LẠI TRƯỜNG ĐỂ HỌC TRỰC TIẾP
Trong thời điểm dịch bệnh gây ra nhiều khó khăn nhất, học sinh không thể đến trường trong thời gian dài, xã hội càng thấy rõ hơn vai trò không gì thay thế được, cùng những giá trị lớn lao của nhà trường, đặc biệt là giá trị của những ngôi trường hạnh phúc, nơi học sinh đến trường không chỉ để học mà còn để trải nghiệm, để sống, để thích ứng, để hoàn thiện và khám phá những tiềm năng vô hạn của bản thân.
Thứ ba, 07/08/2021
[Giaoducc.net] Ở tiểu học các con đều giỏi, sao lên lớp 6 lại lúng túng, nhút nhát?
Học sinh lớp 6 bỗng trở nên nhút nhát, lúng túng, đó là tâm lý chung của các em đang lớn nhất tại trường tiểu học, nay lại trở thành nhỏ nhất ở trường Trung học.
Copyright © 2018 Bản quyền thuộc về NGUYỄN BỈNH KHIÊM - CẦU GIẤY | Thiết kế và phát triển bởi P.A Việt Nam
Đang Online: 13 | Tổng lượt online : 23,597,740