Báo chí
[BÁO GIÁO DỤC&THỜI ĐẠI] ĐẦU TƯ TIỀN TỶ BIẾN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO CỦA HS THÀNH HIỆN THỰC
Link bài viết: https://giaoducthoidai.vn/tre/dau-tu-tien-ty-bien-y-tuong-sang-tao-cua-hs-thanh-hien-thuc-3989874-v.html
Nhóm học sinh THPT và mô hình ý tưởng "Rào chắn barie tự động an toàn đường sắt”. Ảnh: Thạch Thảo.
GD&TĐ -Coi trọng những ý tưởng sáng tạo kỹ thuật của học sinh. Nhà đầu tư có thể rót vốn tiền tỷ để xây dựng điều kiện thực hành trong nhà trường, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực.
Học sinh THCS hào hứng với trải nghiệm sáng tạo. Ảnh: Thạch Thảo.
Việc đầu tư xưởng trường có thể biến những ý tưởng hay thành sản phẩm sử dụng cho chính giáo viên và học sinh trong trường, hoặc đưa ra ngoài xã hội”- Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà Nội) chia sẻ thông tin này tại Ngày hội “Tuổi trẻ sáng tạo”, Tổng kết Hội thi “Chúng tôi trải nghiệm- Chúng tôi sáng tạo” của học sinh Trường THCS, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà Nội vừa diễn ra hôm nay.“Chúng tôi có thể đầu tư từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng vào xưởng trường, để tạo môi trường thực hành cho học sinh. Như vậy học kiến thức trong sách vở xong học sinh có thể thực hành kiến thức ngay tại trường, học sinh có điều kiện đưa ý tưởng sáng tạo vào thực hành.
Hàng năm Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức Đại hội “Tuổi trẻ sáng tạo” thay cho hoạt động thi học sinh giỏi trước đây- vốn chỉ chủ yếu tập trung thi lý thuyết kiến thức học trong sách vở. Ảnh: Thạch Thảo
“Tuổi trẻ sáng tạo” trở thành hội thi của học sinh giỏi, đại hội của những sáng tạo vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, là nơi học sinh thể hiện ý tưởng sáng tạo về khoa học kỹ thuật.
Nhóm học sinh Vũ Nguyệt Anh, Trần Ngọc Nam, Đặng Hồng Duy (lớp 12) Nguyễn Quang Minh (lớp 10) hào hứng chia sẻ về sản phẩm sáng tạo kỹ thuật. Các học sinh này cho biết để hoàn thiện ý tưởng sáng tạo để tham gia Hội thi đã chiếm khá nhiều thời gian ngoài giờ học chính khóa, nhưng nhóm thiếu niên vẫn quyết tâm thực hiện ý tưởng vì yêu thích.
Các học sinh cho biết gia đình rất ủng hộ, khuyến khích các bạn tìm hiểu và tham gia hội thi sáng tạo kỹ thuật, dù có những hôm học xong chính khóa các bạn tiếp tục ở lại trường để cùng bàn về ý tưởng và hoàn thành sản phẩm.
Trần Ngọc Nam tự tin thay mặt nhóm học sinh thuyết trình sản phẩm của nhóm có tên “Rào chắn barie tự động an toàn đường sắt” trước hàng trăm học sinh, giáo viên và phụ huynh tham dự Đại hội sáng tạo hôm nay. Nam cho biết cả nhóm hoàn thành sản phẩm và đoạt giải Nhất hội thi với sự giúp đỡ thực hiện của thầy giáo dạy Vật lý và giáo viên phòng hỗ trợ học tập. Ảnh: Thạch Thảo. |
“Tình trạng tai nạn giao thông đường sắt hiện nay đang là mối lo ngại lớn ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu của các tai nạn giao thông đường sắt là do những đoạn giao cắt giữa đường sắt và đường bộ còn nhiều; Việc xóa bỏ lối đi dân sinh còn hạn chế, thiếu kinh phí; Nhân viên làm nhiệm vụ chắn barie ở những địa điểm này không đủ; Có những nơi đoạn giao cắt đường bộ và đường sắt không có rào chắn, hoặc có rào chắn nhưng không có đèn báo...”- Trần Ngọc Nam bày tỏ lý do nhóm học sinh cùng thực hiện ý tưởng sáng tạo rào chắn barie tự động cho an toàn giao thông đường sắt.
Có khoảng 100 ý tưởng của gần 400 học sinh THCS, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tham gia hội thi "Tuổi trẻ sáng tạo" năm nay. Chung cuộc đã chọn ra 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, nhiều giải khuyến khích, giải triển vọng.
Ảnh: Thạch Thảo.
Hiệu trưởng Trường THCS, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà Nội thầy Đàm Tiến Nam chia sẻ: “Tất cả các sản phẩm sáng tạo của học sinh đã thể hiện được những điều rất đáng quý. Đó là học sinh đã quan tâm và nói đến các hệ điều hành, các phần mềm, trí tuệ nhân tạo... giúp tự động hóa trong cuộc sống hàng ngày, điều này rất cần thiết với học sinh trong xu hướng của công nghiệp 4.0”.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa đánh giá: “Có những ý tưởng sáng tạo của học sinh rất hay mà nhà đầu tư có thể rót vốn ngay để ý tưởng thành hiện thực. Ví dụ, với sản phẩm sọt rác thông minh giúp phân loại rác. Tôi thấy rằng học sinh rất thông minh khi nghĩ ra ý tưởng này. Chúng tôi sẵn sàng chào đón học sinh đến Hội đồng quản trị để “chào hàng” ý tưởng sáng tạo của các con”.Theo thầy Nam, điều tuyệt vời hơn là tất cả các sản phẩm sáng tạo của học sinh đều hướng đến cuộc sống thực tế ngoài sách vở, hướng tới phục vụ con người, phục vụ cộng đồng. Có được những ý tưởng như vậy chứng tỏ học sinh có suy nghĩ, tình cảm muốn làm cho cuộc sống an toàn hơn, đáng sống hơn, tốt đẹp hơn.
Nhóm sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp học sinh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm hiểu sản phẩm sáng tạo trong Ngày
Biến ý tưởng của các con thành những sản phẩm thông minh sử dụng ngay ở trong trường. Hội đồng quản trị quyết tâm đầu tư những việc này, để học sinh thấy rằng ý tưởng sáng tạo hay của các con không chỉ nằm trên giấy”- Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa chia sẻ.“Nhà đầu tư có thể làm việc với học sinh, cùng các con thực hiện việc sản xuất ra những thùng rác thông minh dùng ngay trong nhà trường. Hội đồng quản trị đang dự định phải đầu tư 100 triệu để thay thế tất cả các thùng rác trong hệ thống giáo dục. Thay vì ra ngoài mua, chúng tôi sẵn sàng đầu tư hàng trăm triệu để cùng học sinh suy nghĩ và hiện thực từ ý tưởng thùng rác thông minh của chính học sinh.
Thạch Thảo.
Thứ hai, 17/05/2022
[VNEXPRESS] Đổi mới dạy và học Sử như thế nào
Trải qua hai giai đoạn trước và sau khi đổi mới cách dạy và học Lịch sử ở trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội), cô Trương Thu, Tổ trưởng tổ Lịch sử, thấy rõ tầm quan trọng của việc cải tổ cách dạy và thi Lịch sử.
Thứ hai, 22/12/2021
[VNExpress] Mệt mỏi do học online, thầy - trò mong được hỗ trợ tâm lý
Khảo sát cho thấy học sinh tiểu học và trung học cơ sở gặp nhiều vấn đề về học tập, thể chất; còn giáo viên luôn "căng thẳng, quá tải" khi dạy online.
Thứ hai, 20/12/2021
[DÂN TRÍ] VÌ SAO HỌC SINH KHÔNG HÀO HỨNG QUAY TRỞ LẠI TRƯỜNG ĐỂ HỌC TRỰC TIẾP
Trong thời điểm dịch bệnh gây ra nhiều khó khăn nhất, học sinh không thể đến trường trong thời gian dài, xã hội càng thấy rõ hơn vai trò không gì thay thế được, cùng những giá trị lớn lao của nhà trường, đặc biệt là giá trị của những ngôi trường hạnh phúc, nơi học sinh đến trường không chỉ để học mà còn để trải nghiệm, để sống, để thích ứng, để hoàn thiện và khám phá những tiềm năng vô hạn của bản thân.
Thứ hai, 07/08/2021
[Giaoducc.net] Ở tiểu học các con đều giỏi, sao lên lớp 6 lại lúng túng, nhút nhát?
Học sinh lớp 6 bỗng trở nên nhút nhát, lúng túng, đó là tâm lý chung của các em đang lớn nhất tại trường tiểu học, nay lại trở thành nhỏ nhất ở trường Trung học.
Thứ hai, 25/07/2021
[Giaoducc.net] Chỉ có yêu thương mới thuyết phục được học trò
Lớp học hạnh phúc là nơi cả cô và trò đều muốn tới mỗi ngày, nơi rộn vang tiếng cười, có niềm vui, có tình yêu thương.
Thứ hai, 22/06/2021
[TIENPHONG.VN] NAM SINH LỚP 9 CHƠI 'AI LÀ TRIỆU PHÚ' LẤY TIỀN MUA GẠO GIÚP CÔNG NHÂN VÙNG DỊCH
Ngày 18/6, Nguyễn Như Khôi, học sinh lớp 9D1, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy (Hà Nội), sau khi tham gia chương trình "Ai là triệu phú", đã dành toàn bộ tiền mua 1 tấn gạo và nhu yếu phẩm cho nhân dân vùng dịch tỉnh Bắc Ninh.
Thứ hai, 22/06/2021
[LAODONG.VN] GIÁO VIÊN CHIA SẺ KINH NGHIỆM ÔN THI TIẾNG ANH KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT
Thầy Lê Thanh Quý - Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học tiếng Anh của ĐH Southern New Hampshire của Mỹ, Giáo viên, tổ trưởng tổ bộ môn Tiếng Anh trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm ôn thi Tiếng Anh cho các sĩ tử sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021-2022.
Thứ hai, 13/05/2021
[GIAODUC.NET] KHÔNG PHẢI VÌ HỌC TRỰC TUYẾN MÀ CẮT XÉN CHƯƠNG TRÌNH
Nhiều phụ huynh của trường có ý kiến rằng: Sao nhà trường không “cắt bớt” môn học đi, dịch bệnh khó khăn nên giảm bớt tiết học, cứ dạy nhiều để thu tiền hay sao?
Thứ hai, 20/04/2021
[Giaoduc.net] Hạnh phúc vỡ òa khi cậu học trò bị gắn mác tự kỷ biết nói lời yêu thương
"Tôi suy nghĩ, băn khoăn day dứt mãi khi cậu học trò nhút nhát liên tục im lặng nhiều ngày, giống như con ốc đang thu mình trong vỏ", cô Nga nhớ lại.
Thứ hai, 17/04/2021
[Giaoduc.net] Lòng bao dung đã cứu vớt những đứa trẻ từng cầm dao giải quyết mâu thuẫn
Cần thật sự tôn trọng học trò, coi các em là bạn, là đồng hành, thầy cô là người hỗ trợ, dìu dắt thì giáo dục sẽ thành công.
Thứ hai, 13/04/2021
[Giaoduc.net] Hành trình của một đứa trẻ biết nói lời xin lỗi!
“Con cứ tưởng cô trù con, nhưng con đã nhầm. Khi con ngã xe, cô còn mua quà đến thăm con. Con vui lắm vì thấy được quan tâm”.
Thứ hai, 12/04/2021
[Giaoduc.net] Lớp tôi có bốn em “Nhất, Định, Không, Học”
Cần phải chấp nhận tính cách khác biệt của các con để có những giải pháp phù hợp giúp học sinh thay đổi.
Copyright © 2018 Bản quyền thuộc về NGUYỄN BỈNH KHIÊM - CẦU GIẤY | Thiết kế và phát triển bởi P.A Việt Nam
Đang Online: 22 | Tổng lượt online : 19,249,285