Báo chí
[BÁO TIN TỨC] XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC TỪ SỰ THAY ĐỔI CỦA HIỆU TRƯỞNG
(Link bài viết: https://baotintuc.vn/giao-duc/xay-dung-truong-hoc-hanh-phuc-tu-su-thay-doi-cua-hieu-truong-20191122192643768.htm)
Chiều 22/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Trung tâm Sản xuất các chương trình giáo dục (Đài Truyền hình Việt Nam) phối hợp tổ chức Tọa đàm “Hiệu trưởng thay đổi” với sự tham gia của hơn 400 hiệu trưởng các trường phổ thông trên cả nước.
Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của chiến dịch "Thay đổi vì một trường học hạnh phúc" do kênh VTV7 - Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện trong hai năm vừa qua.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi tọa đàm.
Tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chia sẻ về những nhóm tiêu chí để xây dựng một trường học hạnh phúc. Đó là xây dựng môi trường làm việc an toàn, không có bạo lực, tôn trọng sự phát triển của các cá nhân. Trong môi trường đó, các cá nhân được thể hiện mình mà không ngại bị phân biệt, như vậy họ sẽ phát triển tối đa năng lực riêng của mình.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, cơ sở vật chất của mỗi ngôi trường không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng trường học hạnh phúc. Trường học hạnh phúc phải có một môi trường dân chủ, không có một vị hiệu trưởng độc đoán gây ra những ấm ức, nơi giáo viên và học sinh được thể hiện năng lực, sáng tạo.
“Việc dạy và học rất quan trọng, nhất là trong giáo dục phổ thông. Giáo viên phải được sáng tạo, đóng góp ý kiến vào việc đổi mới phương pháp. Học sinh đến trường không chỉ học kiến thức mà cần được tham gia các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện các kỹ năng sống. Sự khích lệ, động viên của giáo viên rất quan trọng đối với mỗi học sinh. Đặc biệt, không nên để học sinh phải chịu áp lực bởi bài tập và sự đối xử phân biệt. Việc kỷ luật là cần thiết nhưng phải thực hiện trên tinh thần rút kinh nghiệm”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ tại buổi tọa đàm.
Cũng tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã chia sẻ về hành trình xây dựng ngôi trường Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành một trường học hạnh phúc theo đánh giá của các học sinh.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, trường học hạnh phúc được xây dựng không phải bằng kỷ luật mà bằng sự thông cảm, tôn trọng lẫn nhau. Trường học hạnh phúc không so sánh thành tích giữa các lớp học mà lấy sự tiến bộ của học sinh và sự thay đổi của từng lớp học làm thước đo cho sự phát triển của nhà trường. Khi những người làm giáo dục hiểu được giá trị của nghề giáo, họ sẽ có tấm lòng để xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó không có bạo lực học đường, chỉ có sự thương yêu và chăm lo cho học sinh.
Quang cảnh buổi tọa đàm.
Buổi tọa đàm nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ của các hiệu trưởng. Nhiều câu chuyện, ví dụ thực tế các hiệu trưởng nêu ra đã được Giáo sư Peck Cho – chuyên gia người Hàn Quốc, người thiết kế chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” phân tích, từ đó truyền cảm hứng cho các hiệu trưởng về mục tiêu trong giáo dục là tạo dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc cho chính mình và học sinh của mình.
Giáo sư Peck Cho chia sẻ 3 nội dung chính: Vai trò của hiệu trưởng trong nền giáo dục của tương lai; Những đổi mới trong quản trị trường học dành cho hiệu trưởng; Kinh nghiệm thay đổi quản trị trường học tại Hàn Quốc. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của hiệu trưởng trong việc xây dựng trường học hạnh phúc.
Theo Giáo sư Peck Cho, các hiệu trưởng cần xác định rằng trong tương lai, nền giáo dục chứa đựng sự giận dữ sẽ không được chấp nhận và “những ngôi trường cần tập trung vào giáo dục cảm xúc thay vì đang quá tập trung vào giáo dục kiến thức; trí thông minh là cần thiết nhưng quan trọng hơn cả là nó được phát huy bởi một tập thể cùng sáng tạo”.
Tin, ảnh: Nguyễn Cúc (TTXVN)
Thứ tư, 17/05/2022
[VNEXPRESS] Đổi mới dạy và học Sử như thế nào
Trải qua hai giai đoạn trước và sau khi đổi mới cách dạy và học Lịch sử ở trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội), cô Trương Thu, Tổ trưởng tổ Lịch sử, thấy rõ tầm quan trọng của việc cải tổ cách dạy và thi Lịch sử.
Thứ tư, 22/12/2021
[VNExpress] Mệt mỏi do học online, thầy - trò mong được hỗ trợ tâm lý
Khảo sát cho thấy học sinh tiểu học và trung học cơ sở gặp nhiều vấn đề về học tập, thể chất; còn giáo viên luôn "căng thẳng, quá tải" khi dạy online.
Thứ tư, 20/12/2021
[DÂN TRÍ] VÌ SAO HỌC SINH KHÔNG HÀO HỨNG QUAY TRỞ LẠI TRƯỜNG ĐỂ HỌC TRỰC TIẾP
Trong thời điểm dịch bệnh gây ra nhiều khó khăn nhất, học sinh không thể đến trường trong thời gian dài, xã hội càng thấy rõ hơn vai trò không gì thay thế được, cùng những giá trị lớn lao của nhà trường, đặc biệt là giá trị của những ngôi trường hạnh phúc, nơi học sinh đến trường không chỉ để học mà còn để trải nghiệm, để sống, để thích ứng, để hoàn thiện và khám phá những tiềm năng vô hạn của bản thân.
Thứ tư, 07/08/2021
[Giaoducc.net] Ở tiểu học các con đều giỏi, sao lên lớp 6 lại lúng túng, nhút nhát?
Học sinh lớp 6 bỗng trở nên nhút nhát, lúng túng, đó là tâm lý chung của các em đang lớn nhất tại trường tiểu học, nay lại trở thành nhỏ nhất ở trường Trung học.
Thứ tư, 25/07/2021
[Giaoducc.net] Chỉ có yêu thương mới thuyết phục được học trò
Lớp học hạnh phúc là nơi cả cô và trò đều muốn tới mỗi ngày, nơi rộn vang tiếng cười, có niềm vui, có tình yêu thương.
Thứ tư, 22/06/2021
[TIENPHONG.VN] NAM SINH LỚP 9 CHƠI 'AI LÀ TRIỆU PHÚ' LẤY TIỀN MUA GẠO GIÚP CÔNG NHÂN VÙNG DỊCH
Ngày 18/6, Nguyễn Như Khôi, học sinh lớp 9D1, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy (Hà Nội), sau khi tham gia chương trình "Ai là triệu phú", đã dành toàn bộ tiền mua 1 tấn gạo và nhu yếu phẩm cho nhân dân vùng dịch tỉnh Bắc Ninh.
Thứ tư, 22/06/2021
[LAODONG.VN] GIÁO VIÊN CHIA SẺ KINH NGHIỆM ÔN THI TIẾNG ANH KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT
Thầy Lê Thanh Quý - Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học tiếng Anh của ĐH Southern New Hampshire của Mỹ, Giáo viên, tổ trưởng tổ bộ môn Tiếng Anh trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm ôn thi Tiếng Anh cho các sĩ tử sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021-2022.
Thứ tư, 13/05/2021
[GIAODUC.NET] KHÔNG PHẢI VÌ HỌC TRỰC TUYẾN MÀ CẮT XÉN CHƯƠNG TRÌNH
Nhiều phụ huynh của trường có ý kiến rằng: Sao nhà trường không “cắt bớt” môn học đi, dịch bệnh khó khăn nên giảm bớt tiết học, cứ dạy nhiều để thu tiền hay sao?
Thứ tư, 20/04/2021
[Giaoduc.net] Hạnh phúc vỡ òa khi cậu học trò bị gắn mác tự kỷ biết nói lời yêu thương
"Tôi suy nghĩ, băn khoăn day dứt mãi khi cậu học trò nhút nhát liên tục im lặng nhiều ngày, giống như con ốc đang thu mình trong vỏ", cô Nga nhớ lại.
Thứ tư, 17/04/2021
[Giaoduc.net] Lòng bao dung đã cứu vớt những đứa trẻ từng cầm dao giải quyết mâu thuẫn
Cần thật sự tôn trọng học trò, coi các em là bạn, là đồng hành, thầy cô là người hỗ trợ, dìu dắt thì giáo dục sẽ thành công.
Thứ tư, 13/04/2021
[Giaoduc.net] Hành trình của một đứa trẻ biết nói lời xin lỗi!
“Con cứ tưởng cô trù con, nhưng con đã nhầm. Khi con ngã xe, cô còn mua quà đến thăm con. Con vui lắm vì thấy được quan tâm”.
Thứ tư, 12/04/2021
[Giaoduc.net] Lớp tôi có bốn em “Nhất, Định, Không, Học”
Cần phải chấp nhận tính cách khác biệt của các con để có những giải pháp phù hợp giúp học sinh thay đổi.
Copyright © 2018 Bản quyền thuộc về NGUYỄN BỈNH KHIÊM - CẦU GIẤY | Thiết kế và phát triển bởi P.A Việt Nam
Đang Online: 17 | Tổng lượt online : 19,240,046